Khí tiết NHÀ GIÁO
Dương Đống
1
Chuyện xảy ra vào năm 1967, tại
trường Trung học Nguyễn Huệ- Tuy Hòa:
Một nữ sinh lớp 7, sau khi nghỉ học một ngày, mang đến nộp thấy giám thị Nguyễn Nhị một đơn xin vào lớp. Thầy Nhị, sau khi nhìn cái đơn bằng một mành giấy vở bị xé rách một phần, chữ viết nguệch ngoạc, tưởng rằng bé ấy tự viết, bèn nạt: "Cha mày làm gì không viết đơn?", Thấy Nhị không ngờ bé ấy là con của ông Chánh án tỉnh Phú Yên Hoàng Ngọc ẩn vốn nổi tiếng hống hách và đơn ấy do chính vợ ông ta (!) đã viết. Sau đó thấy Nhị không thấy bé gái đâu cả.
Nếu là một phụ huynh hiểu biết
thì ông Ẩn cần hỏi kỹ con mình và tự trách đã thiếu sót trong việc theo dõi và
giáo dục vợ con, đồng thời đến trường xin lỗi... Nhưng ông ta đã không làm thế.
Sáng hôm sau ông Chánh án đến
trường Nguyễn Huệ bằng chiếc Toyota mới có tài xế và viên cảnh sát tòa án hộ tống
(khác với ngày thường khi đi việc riêng ông ta tự lái chiếc jeep cũ). Nói chuyện
anh Nguyễn Đức Giang, Hiệu trường vốn là bạn thân, tại văn phòng, ông ta đòi gặp
người giám thị cấp giấy vào lớp. Anh Giang gọi ông Mầu đến. Ông Ẩn xua
tay" không phải ông này, tôi muốn gặp ông Nhị kìa". Anh Giang bo
"Anh Nhị ở trường Nguyễn Huệ cũ". Sau đó anh Giang và ông Ẩn cùng
nhau ra xe lên Nguyễn Huệ cũ. Điều tức cười là anh Giang không hỏi ông Ấn muốn
gặp anh Nhị để làm gì.
Giáo sư, thấy chiếc ô tô chạy thẳng
vào trường và dừng lại trước cột cờ, rồi ông Chánh án và ông Hiệu trường xuống
xe, lại có cảnh sát mặc sắc phục, mang vũ khí đi vào, tôi ngạc nhiên kèm chút
hiếu kỳ bèn qua văn phòng, giả uống nước để tiện quan sát.
Sau khi mọi người ngồi vào phòng
khách và anh cảnh sát đứng gác cửa, anh Giang gọi anh Nhị ở phòng giám thị ra.
Anh Nhị vốn đã xám lại run sợ không biết việc gì, càng thêm xanh đen. Ông Ấn với
thái độ hống hách: "Này, ông Hiệu trưởng, khi một học sinh nghỉ học, mẹ nó
có thể viết đơn xin phép được không, hay phi chính cha nó?"
Anh Giang "thiệt thà"
trả lời: "Chăng những mẹ nó mà anh hay chị nó lớn tuổi đều có thể xin phép
được cả". Hình như tới lúc này anh Giang cũng chưa hiểu nguyên nhân câu
chuyện.
Chỉ chờ nói thế, Ông Chánh án
vùng đứng dậy, quắt mắt nhìn anh Nhị, một tay chống nạnh còn tay kia chỉ thẳng
vào mặt anh Nhị: " Mày láo, tại sao con tao nghỉ, vợ tao viết đơn xin
phép, mày lại hỏi "Cha mày làm gì không viết đơn và đuổi con tao về?"
Ông Chánh án tiếp "Tao sẽ bắt mày về giam ở Tòa án để tra xét vụ
này". Mặt mày ông Chánh án càng lúc càng đỏ gay và la hét ầm ĩ. Trong khi
đó anh Giang thụ động, hơi nhíu mày, kèm chút ân hận rằng mình không tiên liệu
được việc này để giàn xếp trước. Còn anh Nhị, bấy giời - mới hiểu vấn đề khiếp
đảm, hai tay chắp lại, xá xá
xin lỗi, nhưng không nói thành lời.
2
Thế
là rõ. Tôi vội úp ly xuống đĩa, trở về lớp với ý định là sẽ làm một việc gì đó
phản kháng ông Chánh án quá lộng hành này. Vốn biết tính tôi
"Giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha", anh Giang nhìn theo tôi
như đoàn được ý định này.
Chiều
hôm ấy trường Nguyễn Huệ họp thường lệ thứ năm, học sinh nghỉ. Suốt buổi họp
anh Giang cử nhìn chứng tôi. Rất nhiều lần tôi giờ tay xin
phát biểu ý kiến nhưng anh ấy đều lơ, cứ nói "thao thao bất tuyệt" hoặc
chỉ định người khác, cố ý không cho tôi nói. Buổi họp tuy không có gì quan trọng
nhưng anh Giang dụng ý kéo dài đến hơn 6 giờ chiều, khi bên ngoài đã phủ bóng tối
mới cho giải tán. Tôi giơ tay lần cuối. Anh Giang vội đứng dậy, yêu cầu "Để
khi khác vì quá trễ, xin cho các anh chị em về nhà nghỉ ". Mọi người vui vẻ
đứng dậy chuẩn bị ra về sau buổi họp vô bổ kéo dài hơn 4 giờ. Chẳng đặng đừng,
tôi la to giữa buổi họp: " Phải cho tôi nói vì có người xúc phạm đến toàn
thể Giáo sư Nguyễn Huệ". Ngạc nhiên về điều tôi vừa phát biểu, anh Phùng
Quyên vội đến chận cửa ra và "Mời các anh chị em ngồi lại vài phút để nghe
anh Đống nói: "Anh Giang quả đã cố gắng "cứu bồ" và tự cứu mình nhưng không thể làm được. Tôi
bèn kể lại câu chuyện ông Chánh án với thái độ hống hách và miệt thị, đã đến
trường xỉ vả, đòi bắt giam anh Nhị và kết luận:
-
Ông Chánh án, người đứng đầu luật pháp tỉnh Phú Yên quả lộng hành.
-
Nếu với từ cách là phụ huynh thì ông ấy đã lạm dụng công xa, cảnh sát hộ tống để
thị uy.
- Nếu với tư cách là Chánh án ông ấy đã lạm quyền vì
Chánh án không phải là người đi bắt người khác về giam giữ.
-
Nếu với tư cách là một công dân, ông ấy không có quyền xỉ vả, nhục mạ một nhân
viên công quyền đang thửa hành phận sự.
-
Anh Nhị là một thành phần của trường Nguyễn Huệ. Xúc phạm anh Nhị là xúc phạm
toàn thể Giáo sư trường Nguyễn Huệ.
Tôi
đề nghị "Chúng ta phải đi kiện ở Bộ Tư Pháp và Thủ Tướng (chế độ cũ). Mọi
người nhất trí tán thành, vỗ tay rầm rầm. Anh Giang ở thế bất khả kháng. Đa số
các anh chị đề nghị sáng mai, thứ 6 cho học sinh nghỉ học để họp bàn tiếp và
làm đơn gởi kiện ông Chánh án.
Sáng
hôm sau, ở cả hai trường, học trò đến được thông báo nghỉ " Vì giáo sư họp
khẩn cấp quan trọng." Từ ngạc nhiên đến đồn đãi ngoài phố vì có tin
"rò rỉ " từ buổi họp hôm trước. Anh Giang một mặt điện thoại báo cho
ông Tỉnh trưởng hay về buổi nghỉ dạy của toàn thể giáo sư Nguyễn Huệ, mặt khác
phải chủ tọa "buổi họp bất đất dĩ để anh chị em thảo luận và viết đơn gởi đi khiếu kiện; sau đó lánh mặt ở văn phòng cũng
như ở nhà; trong khi ông Chánh án "tá hỏa" đi tìm anh Giang một cách
vô vọng suốt từ trưa đến tối. Nghe anh chị em Nguyễn Huệ quyết làm tới, ông ta
bèn đi tìm đồng minh. Chiều hôm ấy một số anh chị em về cho hay, ông Lê Liêm,
Trưởng Ty Bưu điện Phú Yên nhất quyết không chịu cho trường Nguyễn Huệ gởi đơn
qua Bưu điện về Sài Gòn. Mọi người bàn: nên cử người đem đơn vào Nha Trang gởi,
hay đem thẳng về Sài Gòn.
Sáng
thứ 7, Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Bá gọi điện thoại lên trường định giàn xếp riêng
với ông Hiệu trưởng nhưng không xong, nên yêu cầu gặp toàn thể giáo sư Nguyễn
Huệ vào buổi chiều. Dư luận ngoài phố nóng rang lên về việc Giáo sư Nguyễn Huệ
đi kiện ông Chánh án! Các anh chị em Nguyễn Huệ tránh ra phố kẻo phụ huynh gặp,
hỏi thăm, phiền phức...
Quyết
định của toàn thể giáo sư Nguyễn Huệ là bắt ông Hoàng Ngọc Ẩn phải xin lỗi anh
Nhị trước hội đồng nhà trường, nếu không chỉ có cách gởi đơn kiện vào Sài Gòn.
3
Buổi
chiều, lúc 2 giờ, phái đoàn dưới Tỉnh lên gồm ông
Tình trường Nguyễn Văn Bá, ông Trường Ty
Cảnh sát Lê Đình Pháp và ông Trưởng Ty Tiều học Phan Tăng nhưng không có ông
Hoàng Ngọc Ấn. Bàn họp xếp thành hình vuông
. Trước bàn chủ tọa chỉ có ông Tỉnh trường
và ông Hiệu trưởng. Hai ông kia cùng ngồi bàn với Giáo sư "cho thân thiện".
Ông
Tỉnh trưởng yêu cầu kể lại sự việc. Tôi đã thuật lại rõ về những lời nói và cử
chỉ của ông Chánh án, sau đó nhấn mạnh về quan điểm đã được trình bày hôm thứ
năm trước toàn thể Giáo sư và kết luận chỉ còn nhờ Trung ương mới có thể giải quyết
được việc này. Một số anh chị cũng nhấn mạnh những ý trên rất cương quyết .
Ông
Tỉnh trường: "Mặc dù 3 cơ quan Tư pháp (Tòa án), Lập pháp (Hội đồng Tỉnh)
và Hành pháp (Chính quyền Tỉnh) độc lập nhau, nhưng với tư cách Tỉnh trưởng, chịu
trách nhiệm chung, tôi thay mặt ông Chánh án xin các anh chị Giáo sư bỏ qua việc
này, dù sao ông Chánh án cũng quá nóng nảy, sai sót.
Anh
Ngô, anh Hoàng: "Hành động của ông Chánh án là sai phạm và hống hách. Tiếc
rằng hôm nay ông ấy không có mặt tại đây. Chúng tôi chỉ chấp nhận bỏ qua không
gởi đơn về Trung ương nếu ông ấy công khai xin lỗi anh Nhị trước toàn thể Hội đồng
Giáo sư nhà trường".
Ông
Tỉnh trưởng nói như ra lệnh: "Anh Giang, anh là Hiệu trưởng, hãy đại diện
cho trường Nguyễn Huệ chấp nhận cho lời xin lỗi của tôi thay mặt cho ông Chánh
án đi!"
Trong
khi anh Giang chưa biết trả lời ra sao thì anh Nguyễn Đình Quỹ: "Thưa
Trung tá Tỉnh trưởng, anh Giang tuy là Hiệu trưởng, đứng đầu Hành chánh nhà trường
nhưng về chuyên môn cũng như về tư cách, anh ấy không thể đại diện cho chúng
tôi. Vì vậy chúng tôi không thể chấp nhận lời để nghị của Trung tá được"
Trước
hàng trăm giáo sư Nguyễn Huệ, xưa nay vốn nổi tiếng sừng sỏ, ông Tỉnh trưởng
không thể lay chuyển bên đề nghị: "Tôi thấy trường Nguyễn Huệ vừa xây xong
thư viện (Thư viện La Sơn: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vốn là một
bậc mưu lược tài trí, quân sư của vua Quang Trung Nguyễn Huệ), tôi đề nghị làm
lễ khánh thành thư viện. Tình sẽ trang trí phần tiệc, trường Nguyễn Huệ đảm bảo việc tổ chức và
trong buổi tiệc ấy ông Chánh án sẽ đứng lên xin lỗi anh Nhị và toàn thể giáo sư
trường Nguyễn Huệ.
Mọi
người bàn luận lao xao. Anh Trương Tấn Lực phát biểu: "Thưa Trung tá Tỉnh
trưởng việc ông Chánh án Hoàng Ngọc Ẩn đứng trước Hội đồng Giáo sư trường chúng
tôi để xin lỗi anh Nhị là chính, còn việc tiệc tùng, ăn uống chỉ là phụ, là cái
cớ để ông Chánh án tiện xin lỗi thôi. Tôi đề nghị mời thêm các Ty Sở trưởng
trong tỉnh và đại diện Hội Phụ huynh học sinh trưởng Nguyễn Huệ về dự để chứng
kiến thái độ thành khẩn của ông Chánh án".
Sau
buổi họp ấy, các anh chị em Nguyễn Huệ nghĩ mình làm được như thể cũng là quá lắm
rồi. Nhà giáo trong tay không một tấc sắt, gồng mình đụng độ với bọn chính quyền,
toàn án, cảnh sát (chế độ cũ), luôn sẵn sàng trù dập, và bóp méo, chụp mũ...
Toàn thể Giáo sư yêu cầu tôi đứng ra tổ chức buổi tiệc, theo kiểu "ông đã
dọn thì ông phải dẹp".
Tôi
về nhà suy nghĩ buổi tiệc cân não này mà người "chủ xị" là ông Tỉnh
trưởng vừa tốn tiền vừa bực mình, chịu trận là ông Chánh án vừa hống hách vừa
quỷ quyệt và đám Ty Sở trưởng, những kẻ vừa được ăn vừa được phê phán. Nếu có
gì sơ xuất thì uy tín của trường Nguyễn Huệ sẽ bị sứt mẻ. Bỗng nhiên tôi vụt
này ra ý định "chém Dê" (Dê ám chỉ bọn cường quyền ấy) và tôi vội lên
xóm Diên Hồng tìm ông Mười Bé, chuyên viên làm những bữa tiệc Dê. Nhưng tôi vẫn
chưa yên tâm vì nghĩ tên "gian ác" kia có thể ngắm ra lệnh cho Nhà
đèn cúp điện khu vực trường Nguyễn Huệ đêm lễ tiệc như nó đã từng ra lệnh cho
Bưu điện không nhận chuyển đơn đi Sài Gòn. Tôi bèn nhờ học sinh âm thầm mua vài
chục cặp đèn sáp đỏ loại số 1
4
…..
Người kể chuyện là cựu giáo sư trường Trung học Tổng hợp Nguyễn Huệ, Tuy Hòa
(Theo bản in bạn học
Lê Văn Nguyên đã đăng trên K76 NH)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét